4 kiểu người dễ bị nhồi máu não nhất, thường xuyên làm 4 việc này mạch máu sẽ "cảm ơn"
Nhồi máu não là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, xảy ra rất nhanh, biến chứng nghiêm trọng nhưng nhiều người vẫn chủ quan với nó.
Nhồi máu não là một loại bệnh lý mạch máu do tắc nghẽn mạch máu nuôi não, bệnh còn được gọi là “đột quỵ não”. Hiện nay, căn bệnh này ngày càng có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Nguyên nhân phần lớn đều có liên quan tới thói quen sinh hoạt và ăn uống. Vì vậy, để chăm sóc sức khỏe mạch máu, trước hết cần phải thay đổi một số thói quen.
4 kiểu người thường dễ bị nhồi máu não nhất
- Người yêu thích thịt
Thịt chứa nhiều chất béo, đặc biệt thịt mỡ. Ăn thịt thường xuyên sẽ làm cho lipid trong máu tăng cao, máu trở nên nhớt hơn, tốc độ chảy chậm hơn, dễ tạo "rác" trên thành mạch và hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu não.
Ảnh: Blogto
- Người thường xuyên thức khuya
Thức khuya trở thành thói quen của nhiều người, nhưng ít ai hiểu rõ được những căn bệnh nguy hiểm do thức khuya gây ra, chẳng hạn như nhồi máu não.
Nếu một người thức đêm thường xuyên, nó không chỉ gây ra rối loạn trao đổi chất, làm suy yếu chức năng miễn dịch của cơ thể, mà còn có thể thúc đẩy sự tiết adrenaline mạnh mẽ, dẫn đến tăng huyết áp.
Các cục máu đông hoặc mảng vữa trong mạch máu dễ bị bong ra hơn khi huyết áp thay đổi và cũng có thể gây nhồi máu não.
- Người hút thuốc
Nhiều người xem việc hút thuốc lá để giải tỏa những áp lực trong công việc và cuộc sống. Tuy nhiên, hút thuốc thường xuyên không chỉ gây hại cho mạch máu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Khói thuốc lá chứa một lượng lớn carbon monoxide, quá nhiều carbon monoxide trong máu sẽ khiến tế bào nội mô mạch máu bị thiếu oxy, gây xơ cứng động mạch. Ngoài ra, thuốc lá có chứa nicotin, khi chất này tăng cao trong cơ thể sẽ gây tích tụ tiểu cầu, làm tăng độ nhớt của máu, dễ hình thành các cục máu đông, có thể gây tắc mạch máu não.
- Người lười vận động
Ngày nay, nhiều người không thích thể thao, chỉ thích ngồi yên một chỗ trong thời gian dài. Việc ngồi lâu sẽ khiến tốc độ máu chảy sẽ trở nên chậm hơn, dễ tạo điều kiện cho các chất độc, "rác" trong máu bám vào thành mạch máu, làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.
Ảnh: Thefrisky
Ngoài ra, nó còn có thể khiến cholesterol xấu trong máu tích tụ lại thành mạch máu, làm tăng độ cứng của mạch máu, thúc đẩy hình thành các mảng xơ cứng, nếu để lâu cũng có thể xảy ra tình trạng tắc nghẽn mạch máu não.
Làm tốt 4 điều này mạch máu có thể "cảm ơn"
Mạch máu là nơi vận chuyển máu, nhưng cũng là “đường ống” vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng.
Bác sĩ Khương Văn Trung, bác sĩ tim mạch tại Bệnh viện Trung ương Hàng Châu, Trung Quốc nhắc nhở rằng, mạch máu liên quan mật thiết đến sức khỏe con người, có 3 điều cần chú ý khi bảo dưỡng mạch máu.
- Luôn lạc quan
Duy trì sự lạc quan rất tốt cho cơ thể và cũng giúp mạch máu khỏe mạnh. Nếu một người thường xuyên tức giận, nó sẽ gây hưng phấn các dây thần kinh trong cơ thể, làm huyết áp tăng cao, sau đó gây ra các cục máu đông hoặc các mảng xơ cứng rơi ra, đẩy nhanh sự xuất hiện của nhồi máu não.
Vì vậy, trong cuộc sống, đừng nóng giận thường xuyên kẻo tổn hại sức khỏe. Khi tâm trạng không vui, phải học cách điều chỉnh cảm xúc để bản thân vui vẻ càng sớm càng tốt.
- Uống nhiều nước
Uống nước thường xuyên có thể bổ sung lượng nước bị mất trong cơ thể, thúc đẩy lưu lượng máu, cải thiện các chức năng vận chuyển của mạch máu, có lợi cho sức.
Ảnh: Theladders
Khi uống nước, có thể bổ sung các chất dinh dưỡng như selen, choline, và các axit amin vào cùng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các nguyên tố trên rất tốt cho mạch máu, giảm sự tích tụ các chất độc hại trong máu, giúp cải thiện khả năng vận chuyển của mạch máu.
- Ăn ít nội tạng động vật
Nội tạng động vật là thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao, chứa nhiều mật nhất. Ăn thường xuyên có thể làm tăng hàm lượng mật trong cơ thể, dễ gây tổn thương mạch máu, đồng thời có thể gây xơ cứng mạch máu và làm tăng xuất hiện nhồi máu não.
- Khám sức khỏe thường xuyên
Tham gia khám sức khỏe định kỳ thường xuyên, bạn có thể kịp thời biết được tình trạng sức khỏe của mình, đồng thời có thể biết trước được những căn bệnh xuất hiện. Không phải bệnh nào cũng có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu, một số bệnh cần phải kiểm tra bằng thiết bị mới có thể phát hiện được như huyết áp cao, lipid máu cao.