Breaking News

Không ngờ nụ hôn ở cổ khi "yêu" lại có thể gây nguy hiểm đến mức này

Không phải lúc nào "chuyện yêu" cũng được khuyến khích.

Không nên hôn cổ nếu bị xoang động mạch cảnh

Đã có trường hợp vì nụ hôn trước khi gần gũi mà dẫn tới tử vong, bởi vì cổ là bộ phận yếu ớt nhất trên cơ thể. Có một điểm yếu chí mạng là xoang động mạch cảnh ở cổ, vị trí ở khoảng phần sụn giáp (tên khoa học là: thyroid cartilage), ở trong xoang động mạch cảnh có dây thần kinh có tác dụng điều tiết, khống chế huyết áp và nhịp tim. Dây thần kinh và xoang động mạch cảnh bị ngoại lực tác động có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu lên não, gây khó thở dẫn đến tử vong.

Phần lớn người gặp tình huống xoang mạch cảnh bị tác động có biểu hiện choáng váng đầu, ngất, là do độ mẫn cảm của dây thần kinh giữa mỗi người khác nhau, một số người nhạy cảm có thể xuất hiện tình trạng tim ngừng đập, khó thở chỉ sau 10 giây.

Khi có các triệu chứng như trên, cần phải sơ cứu kịp thời, bao gồm hô hấp nhân tạo kết hợp với xoa bóp tim ngoài lồng ngực, trong tình huống bình thường, chỉ vài giây là bệnh nhân có thể tự thở và tỉnh lại dần.

Không ngờ nụ hôn ở cổ khi "yêu" lại có thể gây nguy hiểm đến mức này - 1

Ảnh minh họa.

Không miễn cưỡng gần gũi nếu bạn chưa sẵn sàng

Tâm trạng không tốt đương nhiên ảnh hưởng đến chất lượng cuộc yêu. Thể chất không khỏe sẽ làm cho cơ thể càng suy yếu nếu cố tình "chiều một nửa". Bởi vậy bạn cần mạnh dạn từ chối, tất nhiên bằng một cách khéo léo để người còn lại không cảm thấy bị tổn thương hay tự ái. 

Nhưng nếu quá lâu mà bạn vẫn không có cảm hứng, thì nhất định phải đi khám. Rất có thể trong bạn tồn tại vấn đề về sức khỏe mà cần có sự tư vấn kịp thời của bác sĩ để hai bạn có một cuộc sống gối chăn hài hòa.

Không gần gũi nếu bạn chắc chắn đang mang bệnh lây truyền

Các bệnh truyền qua đường tình dục (STIs) là các bệnh nhiễm trùng do các vi sinh gây ra (vi trùng) mà có thể lây truyền từ người này qua người khác trong khi quan hệ tình dục qua âm đạo, hậu môn và qua đường miệng.

Có vài bệnh truyền qua đường tình dục (STIs) cần phải khai báo (Bệnh nhiễm khuẩn Chlamydia, Bệnh Lậu, Bệnh Giang Mai, HIV/AIDS, Viêm gan siêu vi B & C). Điều này có nghĩa là bất cứ ai chẩn đoán bị những bệnh nhiễm trùng này đều sẽ được yêu cầu khai báo về (những) người quan hệ tình dục của họ trong 3-6 tháng vừa qua. Những cá nhân đó sẽ được tiếp xúc (thông báo) nhằm giải thích nguy cơ của sự nhiễm trùng và sự cần thiết phải làm xét nghiệm và điều trị thích hợp.

Bài đăng phổ biến